Tết Nguyên Đán đang đến rất gần, là ngày lễ quan trọng nhất trong năm chuẩn bị đón chào một năm mới âm lịch sắp tới, mong một năm mới nhiều may mắn, bình an, mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến và là dịp đại gia đình chúng ta sum vầy. Một thứ chắc chắn không thể thiếu trong ngày tết đó là những món ăn được làm từ gạo nếp. Hãy cùng Đặc sản Tây Bắc khám phá những loại gạo nếp ngon thường được dùng để nấu những món ăn trong dịp tết Nguyên Đán nhé.
1. Nếp cái hoa vàng
Nếp cái hoa vàng hay còn gọi nếp ả (khách hàng thường gọi chung chung là Nếp Bắc để phân biệt với các loại nếp của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long) là loại lúa nếp được cấy trồng vào vào vụ mùa (khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch) ở các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam và khi trổ bông (trổ đòng đòng) thì phấn hoa có màu vàng (thay vì màu trắng như các giống lúa thông thường).
Hạt gạo nếp cái hoa vàng khi nấu cơm, đồ xôi, làm bánh rất dẻo, ít bị hao gạo, mùi thơm nên được bà nội trợ chọn sử dụng.
Nếp cái hoa vàng
Lúa nếp cái hoa vàng hạt to và tròn hơn so với các loại lúa thông thường
2. Nếp nương Điện Biên
Nếp nương là đặc sản của Điện Biên. Cây lúa nếp được trồng tại vùng đất có khí hậu mát mẻ của núi rừng Tây Bắc nên cứng cáp, thơm đặc trưng.
Nếu như các loại gạo nếp có đặc trưng hạt ngắn, tròn, thì gạo nếp nương Điện Biên dài, hạt chắc. Khi nấu, hạt gạo không được nở như các loại nếp thường nhưng giữ được độ dẻo lâu, có vị ngọt và hương thơm.
Gạo nếp nương dẻo thơm kết hợp với cốt lá riềng tạo nên mùii thơm đặc trưng cho bánh chưng
3. Nếp Tú Lệ
Nếp Tú Lệ được xếp vào một trong những loại nếp ngon nhất nước ta, đồ lên thành xôi có vị thơm ngọt và dẻo, rời từng hạt chứ không dính chặt lấy nhau như đa phần các loại nếp thường khác. Nếp Tú Lệ còn gọi là nếp Tan Lả (theo tiếng của người Thái) là loại gạo nếp đặc sản chỉ có ở thung lũng Tú Lệ, Văn Chấn, Yên Bái.
Niềm vui gặt hái nếp Tú Lệ
Khác với nếp cái hoa vàng, nếp Tú Lệ mỗi năm chỉ cho thu hoạch 1 lần. Hạt gạo nếp Tú Lệ tròn đầy, trắng, ăn không ngán, hương vị đậm đà.
Nếp Tú Lệ cũng được nhiều người ưa chuộng để làm quà biếu, đặc biệt vào dịp Tết. Xôi nếp Tú Lệ dẻo thơm mà cầm trên tay không bị dính, bề mặt hạt xôi có lớp dầu làm nên vị béo ngậy hiếm có. Ngoài thổi xôi, gạo nếp Tú Lệ dùng để làm bánh chưng, bánh dày hay chế biến các món bánh khác cũng vô cùng thơm ngon. Rượu cần làm bằng nếp Tú Lệ thì ngon không thứ gì sánh nổi. Nhất là kết hợp cùng với thịt trâu gác bếp thì phải nói là không trải nghiệm nào sánh bằng, ngon tuyệt vời và đậm vùng cao.
Mâm xôi ngũ sắc làm từ nếp Tú Lệ
4. Nếp ngỗng
Nếp ngỗng được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long, thường được dùng để làm xôi, bánh chưng, bánh tét,…. Hạt gạo nếp ngỗng dài, to giống như trứng ngỗng thu nhỏ, màu trắng sữa, thơm nhẹ. Khi nấu chín, hạt gạo nở vừa, dẻo, mềm, thơm nhạt.
Khi để nguội, xôi vẫn dẻo thơm. Ở một số vùng, nếp ngỗng được dùng để làm cơm cháy.
Nếp ngỗng thường được dùng để làm xôi, bánh chưng, bánh tét
5. Nếp nhung
Nếp nhung được gieo trồng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, hạt gạo to, tròn, mập và có màu trắng đục. Khi nấu, có thể dễ dàng cảm nhận được mùi thơm, khi nguội không bị cứng. Gạo khi nấu lên thành xôi có cảm giác nó nở ra, mùi thơm ngay từ khi nước sôi, hạt xôi dẻo thơm, có độ dính, ăn vào thấy vị ngọt, đến khi nguội vẫn còn giữ được độ keo dính
Nếu muốn hạt gạo nếp nở mềm, ngon hơn bạn có thể ngâm nước trước khi nấu, khi chín cơm nếp sẽ ngon, mềm thơm hơn, dẻo vừa ăn.
Gạo nếp nhung là không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán của dân tộc và đây là nguyên liệu chính để nấu các loại Bánh như: bánh tét, bánh chưng, bánh giày, bánh đúc,…
Nếp nhung được gieo trồng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
6. Nếp cẩm Tây Bắc
Nếp cẩm Tây Bắc được trồng tại các cánh đồng khu vực các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam như Điện Biên, Sơn La,… Nếp cẩm Tây Bắc cho hạt to tròn có màu đen (đen huyền, lẫn ít hạt vàng) giàu chất dinh dưỡng, cơm dẻo, mềm, thơm ngon và được biết đến với các món như: xôi nếp cẩm, cơm rượu nếp cẩm, sữa chua nếp cẩm, rượu nếp cẩm,…
7. Gạo Nếp Than
Nếp than chứa hàm lượng protein cao, nhiều axit amin, chất xơ, vitamin B, vitamin E và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như canxi, kali, magie, kẽm, sắt,… Rất tốt cho cho cơ thể người phụ nữ khi bị mất máu do kinh nguyệt hay sau khi sinh.
Gạo nếp than (hay còn gọi là bổ huyết mễ) là loại gạo nếp màu đen và rất giàu chất dinh dưỡng, được biết đến với món cơm rượu nếp than thơm ngon.
Gạo nếp than (hay còn gọi là bổ huyết mễ) rất giàu chất dinh dưỡng
Màu tím của hạt nếp than chứa chất anthocyanin , đây là một chất chống oxy-hóa mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng trị các bệnh ung thư, chống lão hóa và xơ cứng động mạch,….
Chúc các bạn một tết Nguyên Đán 2022 nhiều niềm vui và hạnh phúc, ghé thăm website của Đặc sản Tây Bắc thường xuyên để cùng nhau khám phá những món ngon ẩm thực nhé.