
Những món đặc sản này là những món quà được nhiều người ưa chuộng trong dịp Tết, cũng như làm hàng hóa tiêu thụ trong tỉnh và các thị trường lớn như Hà Nội. Càng giáp Tết, thị trường tiêu thụ các loại đặc sản này đặc biệt là nhu cầu dưới miền xuôi, Hà Nội tăng cao và rất được ưa chuộng.
Tiêu thụ mạnh nhất trong những ngày Tết phải kể đến các món đặc sản như thịt trâu gác bếp hay lạp sườn Điện Biên. Đã hơn một tháng nay, do giáp tết nên nhu cầu đặc biệt tăng cao, trên vùng cao việc thu mua các sơn sản này cũng hết sức sôi động, nhiều loại không sản xuất kịp để chuyển đến khách hàng.
Đặc sản thịt trâu gác bếp giá lên đến hơn 800.000 đồng/kg nhưng sức tiêu thụ rất mạnh. So với nhiều thời điểm khác trong năm, đặc sản này được nhiều người săn lùng dịp Tết dùng “nhâm nhi” trong nhà hoặc làm quà biếu tặng.
Ngoài ra, nói về đặc sản Tây Bắc, nhiều mặt hàng đồ khô khác được bán trên thị trường là măng khô, miến dong, lạp xưởng, thịt lợn gác bếp, gạo nếp nương, gạo lứt… càng ngày càng được người dân miền xuôi ưa chuộng bởi được chế biến sạch, hương vị đậm đà, ăn giòn dai không bị nát, giàu chất dinh dưỡng, nhất là vào thời điểm cận Tết khách hàng đặt mua số lượng nhiều hơn ngày thường.
Theo những người dân vùng cao, trước đây mỗi khi có việc hệ trọng, phải mổ nhiều bò và lợn để cúng tế và thiết đãi dân làng nên không thể dùng hết thịt trong một vài ngày. Bà con nghĩ ra cách hong lên gác bếp để hấp thụ lượng nhiệt từ bếp lửa, làn khói bếp sẽ chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại, giữ cho thịt thơm ngon.
So với năm ngoái, năm nay giá cả các loại thịt trâu, thịt bò, thịt lợn tăng hơn do giá thịt tươi cũng đắt. Làm các loại thịt khô, chúng tôi phải lựa chọn thịt ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì mới chế biến được thịt khô ngon, mới giữ được uy tín với khách hàng. Mấy năm nay, khách hàng ở các tỉnh khác đặt hàng rất nhiều.
Những người vùng xuôi lên miền Tây công tác, sinh sống lâu dài hoặc lên chơi thăm bạn bè nhận thấy sự độc đáo, hấp dẫn của các món gác bếp nên thường đưa về quê làm quà, chiêu đãi người thân. Lâu dần, đặc sản bò giàng hay sau này có món lạp xưởng, lợn gác bếp vượt ra khỏi phạm vi các huyện vùng cao để xuôi về đồng bằng và thành phố, trở thành món ăn được nhiều người ưa thích.
Sau đó đem nhân thuồn vào lòng non, cứ thuồn được khoảng hai ba mươi phân thì buộc lại thành khúc, sau đó đem đi phơi nắng cho khô dần hoặc có thể đem hong trên gác bếp khoảng 5-6 ngày là có thể ăn được. Lạp xưởng nếu được nắng và được hơi lửa, sẽ ánh lên màu đỏ hồng của thịt nạc xen những đường vân trắng ngà của thịt mỡ, trông rất hấp dẫn.
Các sản phẩm này được tiêu thụ quanh năm, nhưng nhiều nhất bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch, vì vậy nguyên liệu cũng phải tăng lên gấp đôi, gấp ba so với ngày thường. Năm nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn phức tạp, giá nguyên liệu lại tăng, cơ sở vẫn bán bình ổn và không tăng giá bán ra.
Ngày Xuân, trong tiết trời se lạnh bên bạn bè, cùng cảm nhận vị ngọt cay của thịt, vị nồng của rượu mới thấm hết hương vị Tây Bắc. Đặc sản ngon Tây Bắc cũng xin được chúc quý khách hàng một ngày tết nhiều ý nghĩa, sum vầy bên gia đình và nhiều điều an vui, sức khỏe, một xuân mới tràn đầy may mắn và hạnh phúc. Đừng quên góp ý và khám phá Tây Bắc qua các bài viết của chúng mình nhé.
calming music