Sapa không chỉ là một địa điểm du lịch giàu truyền thống văn hóa, đây là nơi pha trộn những nét tinh hoa của thế giới hiện đại. Nhắc đến Sapa hẳn các bạn cũng đã từng một lần đến nơi đây trải nghiệm vẻ đẹp mặn mà hiếm có, thời tiết đặc sắc hay khám phá đỉnh Fansiphan kỳ vĩ. Bên cảnh đó, nơi đây còn có một nét văn hóa truyền thống rất hay được thể hiện đậm nét trong các lễ hội còn gìn giữ được sự đặc trưng, đây là một trong những điều thu hút nhiều khách tham quan khi khám phá Tây Bắc nói chung và Lào Cai nói riêng.
Bài viết này sẽ điểm danh giới thiệu đến bạn những lễ hội truyền thống rất đặc sắc mà bạn có thể tham dự khi có dịp ghé thăm du lịch Sapa nhé.
Lễ hội Roóng Poọc của dân tộc Giáy
Roóng Poọc chính là tiếng dân tộc của lễ hội xuống đồng năm mới của người dân tộc Giáy ở làng Tả Van (rất gần Sapa). Mở đầu muỳa xuân, đây cũng là lễ hội đánh dấu sự kết thúc của tháng Tết mà người dân nghỉ ngơi vui chơi, mở đầu cho một năm mới chăm chỉ lao động, sung túc dồi dào, tế thần cai quản phù hộ cho người dân một năm mới thành công, người yên vật thịnh.
Lễ hội Róong Pọc
Lễ hội sẽ được tổ chức ở khu đất ngay đầu bản, định vào ngày Thìn trong tháng Giêng hàng năm. Trong lễ hội có 2 trò chơi quen thuộc (hiện nay khó còn thấy dưới miền xuôi nữa) là kéo có và ném còn. Ngoài ra còn có một số các trò chơi dân gian khác như thi cày ruộng, bịt mắt bắt dê. Sau khi phần trò chơi của hội kết thúc thì các già làng sẽ tiến hành nghi thức khấn thần, hai thanh nhiên khỏe mạnh được chọn của bản làng sẽ cùng với 2 con trâu khỏe xuống đồng kéo tượng trưng 5 đường cày, bắt đầu một mùa vụ mới.
Lễ hội xuống đồng của người Tày Sapa
Được tổ chức vào mùng 8 tết hàng năm, lễ hội xuống đồng của người dân tộc Tày ngày nay đã trở thành một nét văn hóa khó có thể nào thiếu mỗi dịp đầu năm xuân về, thu hút rất đông khách du lịch Tây Bắc tham gia khi tới nơi đây khám phá vào đầu năm hòa chung vào không khí rộn ràng của tiết xuân mới vui vẻ náo nhiệt của vùng núi nơi đây không thể nào bỏ lỡ.
Lễ hội xuống đồng mang nhiều nét văn hóa riêng của người Tày.
Lễ hội được bắt đầu với sự xuất hiện của: thầy cúng, đội kèn – trống – khèn và 4 người thanh niên (2 đôi nam nữ chưa lập gia đình) phía sau khiêng kiệu của làng đến địa điểm tổ chức nằm ở đầu làng. Đoàn người sẽ xuất phát từ khi trời còn chưa sáng hẳn, trong buổi lễ, thầy cũng sẽ thực hiện nghi thức khấn thần, phun nướ để đuổi ma quỷ, những điều tai ương và cầu lộc đầu năm cho toàn bộ người dân trong bản làng.
Kết thúc buổi lễ sẽ là những màn biểu diễn văn nghệ, những trò chơi dân gian với sự tham gia của nam nữ, già trẻ trong bản như kéo co, ném còn, đánh bóng, leo cột mỡ, đẩy gậy, bịt mắt bắt dê…
Nếu có dịp đến nơi đây thì các bạn đừng bỏ lỡ những nét văn hóa sống động với cuộc sống người dân nơi đây. Mùa xuân rất nhiều bạn trẻ cũng tới để chinh phục Phan xi păng, vậy hãy đọc bài viết Phượt leo Fansipan mùa xuân của chúng mình để chuẩn bị hành trang chinh phục cho bản thân nhé.
Lễ hội “Nào Sồng” của người H’Mông
Đây là lễ hội rất nổi tiếng nơi đây bởi người H’Mông chiếm tỷ lệ lớn ở nơi đây và đây là lễ hội có tuổi đời lâu nhất ở vùng đất Sapa. Lễ hội đóng vai trò như một cuộc gặp gỡ đầu xuân của cả làng đầu năm mới, thông báo những hương ước của bản làng, trao đổi những quy định mới, nhắc nhở mọi người cùng sống chan hòa. Người đứng đầu tổ chức thường là già làng hoặc trưởng bản có uy tín ở trong làng.
Lễ hội Nào Sồng
Điều thú vị của lễ hội Nào Sồng là người H’Mông cũng đưa ra rất nhiều quy định với mục đích bảo vệ rừng, mùa màng, chống thả rông gia súc, trộm cắp,… Các quy định đều được trưởng bản thông qua các gia đình trong thôn. Sau khi thống nhất mọi người cùng nhau ăn uống những thứ các gia đình mang đến khi tham dự buổi lễ.
Với các bạn trẻ năng động tới nơi đây muốn tìm những điạ điểm check-in siêu đẹp hot hit thì có thể tham khảo bài viết 15 quán cafe đẹp “hút hồn” chụp ảnh sống ảo triệu like ở Sapa trên trang của chúng tôi nha.
Tết Cơm Mới của người Xa Phó
Tết cơm mới là lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc Xa Phó thể hiện lòng thành kính của người dân với thần linh, đất trời, cảm tạ tổ tiên đã ban cho dân làng cuộc sống yên vui và mùa vụ bội thu.
Lễ ăn cơm mới chỉ kéo dài khoảng vài ba tuần trước khi bước sang mùa gặt tháng 10. Trong khi đó, người Xa Phó lại thực hiện nghi lễ rước “hồn lúa” về nhà vào lúc sáng sớm ngày Tết cơm mới. Người vợ (chủ gia đình) sẽ dậy sớm hơn mọi khi, mặc bộ quần áo mới lặng lẽ đi ra nương gặt lúa, họ kiêng để cho người khác biết và đặc biệt là kiêng gặp người cùng làng trên đường đi.
Tết Cơm Mới
Nghi thức quan trọng nhất đó là dùng hai cuộn chỉ buộc vào tay các gia đình với ý nghĩa cầu chúc sức khỏe, may mắn, gắn kết các thành viên trong gia đình. Khi được mời tham gia buổi lễ bạn nhớ uống hết 3 ly rượu chủ nhà rót trước rồi mới chúc tụng mọi người. Bên bếp lửa bập bùng mọi người cùng nhau ăn uống chúc năm mới gặp nhiều may mắn, sức khỏe và mua màng bội thu.
Nếu bạn có ý định tới đây du lịch vào mùa hè thì hãy đọc bài viết 8 lý do tại sao nên đi Sapa vào mùa hè
Lễ hội Nào Cống ở Tả Van
Lễ hội đửa tổ chức ở ngôi miếu thờ 3 gian dựng ở đầu cầu treo sang làng Tả Van, định vào ngày Thìn tháng 6 âm lịch hằng năm bởi 3 dân tộc H’Mông, Dao và đặc biệt là người Giáy ở làng Tả Van.
Lễ hội Nào Cống với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống an lành.
Lễ hội gồm 3 phần: phần nghi lễ cúng thần, phần công bố quy ước và cuối cùng mọi người cùng nhau ăn uống vui vẻ. Lễ vật cúng thần là trâu đen, lợn đen, gà, vịt của những người dân trong bản làng.
Lễ hội nào cống
Chúc các bạn có những khám phá lý thú khi tới tham quan nơi đây. Đừng quên thường xuyên ghé thăm website của chúng tôi cùng khám phá nhiều nét văn hóa khác nhau của Đặc sản Tây Bắc. Nếu có nhu cầu mua các đặc sản ngon miệng nơi đây, các bạn có thể tham khảo các sản phẩm đang có bán trên website của chúng tôi:
- Và còn rất nhiều mặt hàng khác nữa, mời các bạn cùng tham khảo và thưởng thức nhé.
Bình luận (16)